END OF YEAR NOTICE: The last shipments from our facility in Poland will be processed on the 13th of December 2024.
The orders must be fully paid till the 9th of December 2024 to be shipped before Christmas shutdown.
Later payments will result in postponed delivery in January 2025. 
 
Thank you for your understanding. 

CỨNG HƠN KHÔNG PHẢI LUÔN TỐT HƠN

CÁCH CHÚNG TÔI TIẾP CẬN VỚI ĐỘ CỨNG CỦA CÁN GẬY

Lựa chọn đúng độ cứng của cán gậy lẽ ra nên là một việc đơn giản, nhưng do sự thiếu tiêu chuẩn trong ngành công nghiệp cán gậy gôn mà việc đo gậy (thửa gậy) lại trở thành một trở ngại. Cũng giống như việc hai chiếc áo thun cùng có nhãn “ Trung bình (M)” có thể vừa vặn rất khác nhau khi bạn thử chúng, thì hai chiếc gậy gôn cán “Cứng (Stiff)” cũng thường hiếm khi hoạt động giống nhau.

Chính vì sự thiếu tiêu chuẩn hoá này đã khiến TPT tạo ra hệ thống của riêng mình để bỏ qua các tên gọi phổ biến chỉ độ cứng của cán gậy như: Regular (R), Stiff (S), and X-Stiff (X). Chúng tôi cảm thấy rằng những chiếc nhãn này không còn biểu thị đúng giá trị của chúng nữa, và trong vài trường hợp, những chiếc nhãn đó đã cản trở người chơi gôn trong việc chọn đúng cán gậy phù hợp nhất với họ.

Từ những lý do trên, cán gậy TPT Red Range được gắn nhãn bằng những con số. Những con số này bắt đầu từ Series 14, là những cán TPT cứng nhất, và có phạm vi rộng đến Series 21, là cán có độ linh hoạt nhiều nhất. Số càng thấp, cán gậy càng cứng, nhưng đó cũng không phải là thứ mà các gôn thủ nên nghĩ đến trong quá trình đo gậy.

Thứ chúng tôi hy vọng sẽ giúp các gôn thủ hiểu được qua bài viết này là việc chẳng có lợi ích gì khi liên hệ tốc độ swing, kỹ năng, hay sức mạnh của họ với độ cứng của cán gậy, điều mà thường xuyên diễn ra với hệ thống cán gậy truyền thống R, S, và X.

Thay vào đó, người chơi gôn nên có cái nhìn cởi mở hơn về độ cứng của cán gậy, để cho phép họ tối đa hoá được khoảng cách, sự chính xác và tính ổn định. Và điều này thường đến từ việc sử dụng cán gậy TPT mềm hơn so với cán mà họ vẫn thường chơi.

MỘT SỰ ĐỊNH HƯỚNG MỚI/span>

Trong ngành công nghiệp gôn có một niềm tin rằng một vài người chơi có cái gọi là “Cán gậy tự trọng – Shaft Ego”. Họ muốn chơi cán gậy cứng nhất hay nặng nhất có thể, có lẽ vì đó là cán gậy mà những gôn thủ giải PGA xuất sắc nhất thường sử dụng.

Chúng tôi không phủ nhận rằng những suy nghĩ này vẫn còn tồn tại trong tâm lý của một số người chơi gôn, nhưng nghiên cứu của chúng tôi đã khiến cho chúng tôi tin rằng không phải cái tôi đang thúc đẩy các hành vi đó – mà đó là do quy trình sản xuất gậy mà các công ty cán gậy lớn đã sử dụng.

Những công ty này sử dụng thứ gọi là “Quy trình Cuộn – Gói’ để sản xuất cán than chì (graphite) của họ, và đây chính là quy trình sản xuất tiêu chuẩn trong nhiều thập kỷ nay. Trong quy trình đó, các cán gậy được làm ra bởi việc cuộn các lớp sợi chồng lên nhau thủ công.

Quyết định tung ra TPT hoàn toàn được dựa trên sự phát hiện của chúng tôi rằng nếu chúng ta có thể tự động hoá quy trình sản xuất cán gậy, thì chúng ta có thể loại bỏ lỗi đến từ con người và có thể cải thiện đáng kể sự ổn định của cán gậy. Quy trình sản xuất mà chúng tôi đang phát triển được gọi là “Sợi liên tục – Continous Fiber”.

XƯƠNG SỐNG GẬY ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN HIỆU SUẤT CUỘC CHƠI

Với Phương pháp Cuộn-Gói, các nhà sản xuất lớn không thể sản xuất đồng nhất các cán gậy. Vì lý do đó mà hai cán gậy được tạo ra bởi phương pháp này sẽ không bao giờ được cảm nhận hay hoạt động giống nhau. Điều này là do sự không hoản hảo xảy ra bên trong cán gậy; trong ngành gôn, đường nối của các lớp sợi chồng lên nhau được biết đến như là “xương sống (spine)”

Ngay cả với những người chơi gôn giải trí cũng có thể cảm nhận được sự tác động của xương sống gậy, điều mà khiến chuyển động của cán gậy không được hiệu quả trong cú đánh (swing). Nhiều gôn thủ miêu tả chuyển động không hiệu quả của cán gậy đó như một sự “chao đảo”, và họ cố gắng giảm thiểu cảm giác khó chịu đó một cách thông minh.

Các công nghệ như “cán gậy thuần khiết” đã được tạo ra để giảm thiểu sự tác động của xương sống gậy, nhưng họ không loại bỏ nó hoàn toàn – họ chỉ đơn giản là xoay thân gậy để tìm được trục ổn định nhất và khuyến nghị lắp đặt theo chiều dài trục đó. Mặc dù điều này có hữu ích, nhưng vẫn không thể loại bỏ được đường xương sống đó.

Có hai cách khác để làm giảm bớt cảm giác “chao đảo”: một là dùng cán gậy cứng hơn, và hai là dùng cán nặng hơn. Một lần nữa, những cách này cũng không loại bỏ được đường xương sống. Nó chỉ che bớt đi cảm giác chao đảo kia thôi. 

Khi đã biết điều đó, thật dễ hiểu rằng những trường hợp “cán gậy tự trọng” hoàn toàn không có ý như vậy. Những người chơi gôn thực ra chỉ đang cố làm cho cán gậy có cảm giác ổn định hơn, nhưng rất tiếc, họ đang làm vậy với cái giá là cuộc chơi của họ.

CÁC SỢI LIÊN TỤC VÀ ĐỘ CỨNG

Vì Sợi liên tục là một quy trình sản xuất tự động, nên chúng tôi có thể tạo ra một loại cán gậy không có đường xương sống. Và điều đó làm thay đổi đáng kể cảm nhận của người chơi gôn đối với cán gậy TPT. Những thử nghiệm bí mật chỉ ra rằng, đại đa số những người chơi gôn sẽ thích cán mềm TPT hơn là loại cán mà họ dùng trước đó.

Trưởng nhóm Hiệu suất tại TPT, Jon Sinclair, thường xuyên chạy các bài kiểm tra tại cơ sở của anh ấy bên ngoài Fort Worth, Taxas, nơi anh ấy đo gậy cho các gôn thủ ở mọi trình độ, kể cả các gôn thủ của giải PGA. Bài kiểm tra của Sinclair với các công nghệ như Trackman và Gears đã cho thấy rằng, cán gậy càng linh hoạt càng có thể làm tăng hiệu suất cuộc chơi đáng kể. Và sự gia tăng hiệu suất này xảy ra nhờ một thứ được biết đến như sự tăng độ uốn của cán gậy.

Bạn có thể hiểu độ uốn của cán gậy như là một lượng mà cán gậy uốn cong hoặc tải dần trong giai đoạn downswing. Qua nhiều năm, những quan niệm khác nhau về độ uốn của cán gậy đã xuất hiện, nhưng phổ biến nhất vẫn là cán gậy uốn càng ít thì càng tốt. Thử nghiệm của chúng tôi lại phát hiện ra điều ngược lại mới đúng.

TĂNG ĐỘ UỐN/span>

Trong mỗi lần đo gậy mà Sinclair thực hiện với những người chơi trên Gears, một hệ thống lắp đặt các cảm biến lên cây gậy gôn để đo được chính xác chuyển động của gậy trong suốt cú đánh, ông đã tìm thấy mối tương quan trực tiếp giữa tăng hiệu suất và tăng độ uốn. Và khi bạn nghĩ về mục đích của cán gậy, điều này hoàn toàn hợp lý.

Cán gậy có ý nghĩa tích trữ và sau đó là giải phóng năng lượng trong cú đánh. Giống như một chiếc lò xo, chúng ta càng uốn cong cán gậy bao nhiêu, thì lực mà nó giải phóng ra sẽ càng lớn bấy nhiêu. Khi đó, mục đích của độ cứng cán gậy, sẽ là tối đa hoá độ cong của cán gậy mà không làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định của cú đánh.

Trong buổi đo gậy của anh ấy, mục tiêu của Sinclair là xác định độ cứng nào cho phép gôn thủ đánh được xa nhất, thẳng nhất và ổn định nhất mà họ có thể. Và cách tốt nhất để làm điều đó chính là tăng độ uốn của cán gậy. Điều này dẫn đến việc Sinclair đo cho những tay gôn có tốc độ đánh cao những chiếc gậy cán mềm hơn, thứ mà họ có thể không bao giờ cân nhắc tới trước đó.

Một lần nữa, lý do của hiện tượng cán gậy TPT được nhắc đến nhiều nhất là bởi cách mà chúng được sản xuất. Quá trình sản xuất Sợi liên tục hoàn toàn tự động để loại bỏ dải sống, thứ có trong các cán gậy được làm bởi Phương pháp Cuộn-Gói. Và đây là điều mở ra một cấp độ mới cho cuộc chơi.

SIGN UP

Stay up to date on the latest news and product releases from TPT.

Chemin du Closel, 3
CH-1020 Renens, Switzerland

Designed in Switzerland